Vintage là xu hướng đang được nhiều người theo đuổi hiện nay. Chắc hẳn rất nhiều người trong số chúng ta đã không dưới một lần nghe đến phong cách vintage. Nhắc đến từ vintage chúng ta thường sẽ nghĩ ngay đến định nghĩa về sự cổ – cũ. Vậy, màu vintage là gì? Ứng dụng phong cách vintage trong các lĩnh vực nội thất như thế nào. Sau đây là giải đáp chi tiết.
Phong cách vintage là gì?
Vintage có nghĩa gì?
Nguồn gốc của từ “Vintage” theo tiếng Pháp có nghĩa là “vendage”, nghĩa là rượu hoặc dầu Vintage. Sau đó, nghĩa của Vintage dần biến đổi đi, thường dùng để chỉ những gì có chất lượng cao nhưng thuộc về thời đại trước (old era).
Phong cách vintage là một phong cách mang dáng dấp của quá khứ, của hoài niệm, của nhớ thương. Mang đến cảm giác hoài cổ, nhẹ nhàng, trầm mặc, và thanh thoát.
Hiện nay, vintage được sử dụng trong đa dạng lĩnh vực.Với sự pha cách và pha trộng, phong cách Vintage mang đến không gian hài hòa, độc đáo. Vintage hiện đại là sự kết hợp giữa các yếu tố cổ điển thập niên cũ với phong cách hiện đại hay second-hand (những đồ đã qua sử dụng).
Không chỉ với những ai muốn quay về những hoài niệm của quá khứ mà phong cách vintage còn phù hợp với cả những người theo đuổi xu hướng hiện đại. Bên cạnh đó, còn mang lại sự gần gũi và toát lên vẻ sang trọng.
Vintage với những nét riêng biệt cuốn hút rất riêng thường được lồng ghép với phong cách thiết kế tối giản, đó là một cách khéo léo để tăng độ cổ kính, cũ kỹ, một chút hoài niệm.
Đặc điểm của phong cách vintage
Màu sắc chủ đạo
Phong cách vintage mang đến cảm giác huyền bí, một chút phảng phất những nỗi buồn nhẹ nhàng. Do đó, người ta thường sử dụng những gam màu trầm, tối.
Có 3 tông màu vintage đặc trưng nhất đó là nâu, rêu và be. Ngoài ra, còn những tone màu nhẹ nhàng khác có thể kể đến như hồng nhạt, xanh dương,….Những gam màu vintage này thể hiện được dấu ấn thời gian, sự hoài niệm cùng với cảm giác bình yên, trầm lắng.
Có thể chia làm 2 loại màu sắc vintage đó là:
Phong cách Mid Century Modern: chủ yếu ứng dụng từ năm 1930 – 1960, ưu tiên dùng những tone màu nổi bật, ấn tượng;
Art Deco Vintage: chủ yếu ứng dụng từ những năm 1920 – 1940, gồm các màu trung tính, nhẹ nhàng và không tạo sự gò bó;
Chất liệu
Chất liệu phổ biến của phong cách vintage Việt Nam đó là vải, gỗ, sắt,…Với phong cách Vintage phương Tây, chất liệu thường sử dụng đó là vải voan, thảm trải sàn hay giấy dán tường có họa tiết gỗ, hoa hồng,…
Ánh sáng
Ánh sáng là yếu tố quan trọng tiếp theo trong các phong cách thiết kế nói chung, và phong cách Vintage nói riêng.
Không gian Vintage đúng điệu được tạo nên từ ánh sáng tự nhiên từ các cửa sổ lớn kết hợp cùng ánh đèn vàng ấm cúng từ ánh sáng nhân tạo như các loại đèn thả, đèn bàn kiểu dáng cổ điển.
Tính ứng dụng của màu vintage trong nội thất
Vintage là một lựa chọn thông minh cho những ai đang muốn sở hữu một không gian gia đình truyền thống, ấm cúng nhưng kém sự thoải mái trong thời hiện đại. Với phong cách này, ngôi nhà của bạn sẽ sở hữu nét độc đáo, thu hút và sẽ không bao giờ trở nên lỗi mốt hay lạc hậu.
Trong nội thất vintage, các đồ vật secondhand (đồ đã qua sử dụng) kết hợp với các chi tiết cổ điển của thập niên cũ thường được sử dụng.
Sự hòa quyện độc đáo giữa những thứ lỗi thời, đã phôi pha theo thời gian, có thể là: những chiếc đèn chùm cổ, một chiếc bàn cũ kĩ, ghế bạc màu sơn, mảng tường nứt tróc, dòng tranh xưa cũ, lọ hoa…Cùng đó là những thiết bị hiện đại như đồ gia dụng, đèn chiếu sáng… nhằm mang đến nét phá cách độc đáo, lôi cuốn.
Nội thất vintage thường gồm những màu sắc mang hơi hướng hoài cổ như: xanh nhạt, màu kem, màu be, màu nude… Kết hợp với màu trắng chủ đạo xuyên suốt không gian.
Đây là những tone màu mang hơi hướng hoài cổ nhưng không hề tạo cảm giác bí bách mà vô cùng mới lạ. Sự lạ mắt và mang nét đặc trưng riêng tạo nên sự tò mò, thích thú cho phong cách Vintage.
Một số lưu ý cần nắm khi thiết kế nội thất phong cách vintage
Chọn vật dụng nội thất phù hợp:
Vẻ đẹp và giá trị cần phải có sự đồng nhất. Không chỉ cần có sự đồng bộ ở giữa các đồ vật với nhau mà còn ở trong phong cách thiết kế. Phong cách nội thất vintage chính là giá trị lâu đời, tuổi đời càng cao thì giá trị sẽ càng lớn.
Không nên lạm dụng quá nhiều đồ nội thất:
Nội thất của phong cách vintage sẽ được bổ sung theo thời gian. Vô tình điều này sẽ khiến cho không gian không được đồng bộ, hài hòa. Do đó, cần lưu ý tới điều này.
Lựa chọn gam màu vintage sáng thay vì tốt:
Với diện tích và không gian sống ngày càng thu hẹp hiện nay, việc chọn những gam màu vintage sáng sẽ mang đến không gian của bạn sự rộng rãi, thoáng đạt hơn.
Ứng dụng vintage trong những lĩnh vực khác nhau
Thời trang
Lĩnh vực thời trang có lẽ được ứng dụng phong cách vintage nhiều hơn hết. Trong từng thời kỳ khác nhau thì sẽ có nét thu hút khác nhau ở thời trang xưa cũ, hoài cổ và mang hơi thở cổ điển của vẻ đẹp quá khứ.
Áo: Là item tiêu biểu nhất cho phong cách vintage. Một chiếc áo mang đậm tính chất vintage thường có họa tiết kẻ sọc, kẻ caro mang màu sắc sặc sỡ.
Đầm vintage: Hình dáng thắt eo, chân váy xòe là đặc điểm nổi bật của đầm mang phong cách vintage.
Những chiếc đầm thắt eo đều có cổ áo dài ngang gối trở đi, cùng đó là điểm nhấn thắt lưng to bản phần eo và có độ xòe phồng ở phần chân váy.
Quần: Những chiếc quần cạp cao, ống loe là item điển hình cho phong cách vintage.
Phụ kiện vintage: hoa tai, túi xách, găng tay lửng, thắt lưng, khăn turlan,… hay một đôi giày oxfords là những item của phong cách thời trang vintage sẽ giúp chúng ta thêm phần nổi bật hơn.
Thiết kế đồ họa
Trong thiết kế đồ họa, vintage đang dần trở thành xu hướng được sử dụng. Trước đây, nếu như các designer còn dè dặt trong việc sử dụng phong cách này, thì hiện nay vintage đã được sử dụng linh hoạt và phổ biến hơn trong các ý tưởng thiết kế.
Có thể kể đến những yếu tố vintage dùng trong tác phẩm, ý tưởng thiết kế đồ họa như:
- Ý tưởng dựa trên các mẫu quảng cáo cũ hay những banner
- Bao bì cũ, ảnh cũ
- Các font chữ và Script viết tay
- Các yếu tố pop-art
- Các minh họa retro, các icon cũ…
Một số loại hình tiêu biểu trong thiết kế đồ họa: Swiss style, Letterpress, Art Nouveau.
Nhiếp ảnh
Điểm thú vị thu hút người xem ở những mẫu nhiếp ảnh vintage tuy có màu sắc sai lệch, cũ và úa màu đó là những tông màu đỏ, tạo ra một bầu không khí luyến tiếc quá khứ, đánh thức cảm xúc, hoài niệm thời gian và những kỷ niệm.
Một số lưu ý khi thực hiện nhiếp ảnh vintage:
- Màu sắc nhạt dần: Giảm độ tương phản của hình ảnh sẽ giúp tạo ra những màu ảnh cũ, mang phong cách hoài cổ. Giảm độ nét của ảnh sẽ giúp sở hữu những tấm ảnh vintage.
- Sử dụng đạo cụ là đồ cổ.
- Khai thác yếu tố đơn sắc: Ngay khi nội dung của bức ảnh hoàn toàn hiện đại, việc cố tình loại bỏ tất cả các màu sắc sẽ mang lại cho bức ảnh một cảm giác vượt thời gian.
Lựa chọn phong cách vintage là hết sức hợp lý nếu như phong cách mà bạn theo đuổi là sự nhẹ nhàng, hoài cổ. Hy vọng những chia sẻ của chúng tôi về màu vintage và phong cách vintage trên đây đã mang đến cho bạn đọc một cái nhìn tổng quan, đa chiều. Từ đó, bạn có thể biết cách kết hợp hài hòa giữa màu sắc, đồ nội thất,…mang đến không gian khác biệt, mới lạ và thu hút hơn.